This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Dấu hiệu bệnh gan

Trần Hải(Hà Nội)

Gan đóng vai trò chính yếu trong việc loại bỏ ra khỏi máu các sản phẩm độc hại sinh ra từ ruột hay nội sinh (do cơ thể tạo ra), chuyển đổi chúng thành những chất mà cơ thể có thể loại bỏ dễ dàng. Do đó, tổn thương tế bào gan gây ảnh hưởng rất nhiều đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Bệnh gan thật sự rất nguy hiểm và bạn nên theo dõi cơ thể để phát hiện ra những dấu hiệu nhỏ nhất như: da và lòng trắng (củng mạc) mắt vàng, nước tiểu sậm màu, phân vàng hoặc bạc màu, chán ăn, đau bụng, nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc có máu. Bệnh gan có thể gây ra bụng báng (cổ trướng) do ứ đọng dịch trong khoang ổ bụng, ngứa kéo dài và lan rộng hoặc thay đổi cân nặng bất thường (trọng lượng cơ thể tăng hoặc giảm quá 5% trong vòng 1- 2 tháng). Rối loạn giấc ngủ, tâm thần, mệt mỏi hoặc giảm khả năng chịu đựng, mất ham muốn và khả năng tình dục… nặng nhất là hôn mê gan… mà hậu quả này là do sự ứ đọng các chất độc trong cơ thể gây tổn thương chức năng của não bộ.

Những dấu hiệu trên là những dấu hiệu rất dễ nhận biết bên ngoài. Nếu bạn hay bị ngứa, cảm thấy nóng trong người, tốt nhất nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để biết chính xác mình có bị viêm gan không và viêm gan thể gì bằng các xét nghiệm chức năng gan, men gan…

BS. Nguyễn Thị Phương Anh

Viêm tai ngoài có nguy hiểm?

Trần Văn Trí (Hà Nội)

Viêm tai ngoài hay còn gọi là viêm khoang tai ngoài. Đây là nhiễm trùng lớp da mỏng ở khoang tai, thường là do vi khuẩn hoặc trong một số trường hợp hiếm có thể do nấm. So với viêm tai giữa, viêm tai ngoài thường gặp và ít trầm trọng hơn. Tuy nhiên, bệnh có thể làm bạn khó chịu vì cảm giác ngứa, đau hoặc chảy mủ tai. Nếu viêm tai ngoài không điều trị kịp thời có thể lan đến viêm tai giữa và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính lực. Nguyên nhân chủ yếu của viêm tai ngoài là do tai tiếp xúc với nguồn nước bẩn trong hồ bơi hoặc ao hồ, một số nguyên nhân khác như đeo tai nghe không sạch, dụng cụ ngoáy tai không bảo đảm vệ sinh.

Bệnh viêm tai ngoài khá phổ biến ở trẻ em và người hay bơi lội. Ngoài ra, người bị tiểu đường, bị dị ứng da và những ai có tai không tạo đủ ráy tai đều dễ mắc viêm tai ngoài hơn. Khi bị viêm tai ngoài, người bệnh sẽ cảm thấy: đau tai và đau nhiều hơn khi kéo dái tai hoặc khi ấn vào tai; ngứa trong tai; Sốt nhẹ (thỉnh thoảng); mủ chảy ra từ trong tai; đôi khi có cục u hoặc mụn nhọt nhỏ gây đau trong khoang tai...

Điều tị viêm tai ngoài cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra tránh để nước vào tai bằng cách đeo nút bịt lỗ tai khi tắm hoặc đội mũ bơi khi đi bơi để phòng bệnh.

BS. Hoàng Lan

Bệnh Listeriosis và ngộ độc thực phẩm

(Lý Văn Khoa - TP.HCM)

Listeria là loại vi khuẩn có độc tính cao, chúng lây nhiễm thành dịch qua thực phẩm bị nhiễm. Vi khuẩn này tạo ra bệnh cảnh rất nặng ở phụ nữ có thai và những người bị suy giảm miễn dịch. Người khỏe mạnh hiếm khi bị bệnh do nhiễm listeria nhưng bệnh có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ (sữa bị nhiễm khuẩn), người có hệ thống miễn dịch suy yếu thì có nguy cơ cao bị biến chứng nặng nề.

Tuy nhiên nếu dùng kháng sinh phù hợp thì rất hiệu quả đối với vi khuẩn listeria. Đây là loại vi khuẩn có thể sống được trong môi trường tủ lạnh và thậm chí trong ngăn đông, cho nên nhiều người ăn thực phẩm được bảo quản tốt vẫn bị nhiễm bệnh. Vi khuẩn listeria được tìm thấy trong đất, nước và phân động vật. Con người bị nhiễm khuẩn chủ yếu do các con đường sau: qua trái cây tươi bị nhiễm khuẩn từ đất mà chưa được xử lý; thịt bị nhiễm khuẩn; sữa hoặc thực phẩm chế biến từ sữa không được tiệt khuẩn; quá trình chế biến thực phẩm gây nhiễm khuẩn (phô mát, thức ăn nhanh …). Những đối tượng có nguy cơ cao là người trên 60 tuổi, nhiễm HIV/AIDS, đang hóa trị liệu, bệnh đái tháo đường, suy thận, đang uống thuốc corticoide, dùng thuốc ức chế đào thải mảnh ghép…

Hiện nay, việc điều trị bệnh listeriosis rất thay đổi dựa trên mức độ nặng của triệu chứng. Phần lớn những người có biểu hiện nhẹ không cần phải điều trị. Nhiễm trùng nặng được điều trị với kháng sinh. Người có thai bị nhiễm trùng phải điều trị kháng sinh ngay tức khắc để phòng ngừa ảnh hưởng đến thai nhi. Listeria nhạy cảm với nhiều loại kháng sinh đang có và được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.

BS.CKII. ĐẶNG MINH TRÍ

Nguy cơ sức khỏe khi bị mắc kẹt lâu trong hang

Những hệ lụy khi bị mắc kẹt lâu trong hang

Trước hết là thiếu ánh sáng, sau đó là đói, rét, không có chỗ nghỉ ngơi, thiếu dưỡng khí... từ đó có thể làm cho người bị mắc kẹt hoảng loạn, lo lắng dẫn đến suy giảm sức đề kháng. Bốn hiện tượng đói, rét, không có ánh sáng, thiếu dưỡng khí sẽ tác động rất lớn đến tâm lý của nạn nhân, nhất là trẻ em như đội bóng nhí Thái Lan đã gặp phải. Bên cạnh đó là một số bệnh tật sẽ tấn công nạn nhân khi sức đề kháng suy giảm. Các loại bệnh này, ngay cả sau khi được cứu ra khỏi hang vẫn luôn rình rập người gặp nạn.

Người bị mắc kẹt trong hang có thể mắc “bệnh hang động”. “Bệnh hang động” gồm nhiều loại khác nhau nhưng điển hình nhất là bệnh lây từ loài dơi. Dơi là loài động vật nguy hiểm vì chúng mang nhiều loại vi sinh vật gây bệnh và luôn có khả năng lây cho con người. Trên thực tế, chúng vốn là loài hoang dã, chỉ ưa sống ở nơi vắng vẻ, không có con người, nhất là hang động, hang càng sâu, càng thiếu ánh sáng càng thích hợp với chúng. Dưới góc độ y học, dơi là một loài động vật có hệ miễn dịch siêu việt, có nghĩa là nhiễm rất nhiều loại vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, vi nấm, virut) nhưng bản thân dơi không mắc bệnh vì có hệ miễn dịch tốt tới mức gần như không bao giờ bị các loại virut tấn công. Trong khi đó, dơi thường mang các loại virut gây bệnh nguy hiểm như virut Hendra, Nipah, Marburg, ngay cả virut Ebola đều là các loại virut gây bệnh nguy hiểm cho con người (Ebola là bệnh gây tỷ lệ tử vong cao nhất hiện nay). Bằng rất nhiều con đường khác nhau (phân, nước tiểu, nước bọt, nguy hiểm hơn là xác chết của dơi) gieo rắc virut gây bệnh và cả vi khuẩn gây bệnh như Salmonella (gây bệnh thương hàn), vi khuẩn Leptospira thường có trong nước tiểu của dơi, chuột (gây sốt vàng da chảy máu) khắp nơi, nếu người tiếp xúc các loại chất thải này của dơi sẽ có nguy mắc bệnh rất cao. Trong khi đó, những người mắc kẹt trong hang dài ngày nguy cơ tiếp xúc với chất thải của dơi trong môi trường (nước, đất, không khí...) là rất lớn nhưng sức đề kháng của nạn nhân ngày một suy giảm dần do thiếu ăn, thiếu uống, rét, căng thẳng thần kinh, lo lắng...

Nguy cơ sức khỏe khi bị mắc kẹt lâu trong hangCác cầu thủ nhí Thái Lan ngay sau khi được giải cứu được đưa ngay đến bệnh viện để chăm sóc đặc biệt.

Ở nơi hang động rộng, liên thông dễ dàng với bên ngoài, một số loài chim dễ dàng lưu trú trong hang, nhất là các loài ăn thịt dơi, chuột, khi phân của chim đào thải ra có vô số vi sinh vật gây bệnh. Nếu người tiếp xúc với phân của chúng hoặc hít phải không khí chứa tác nhân gây bệnh từ phân chim hoặc từ lông chim thì có nguy cơ mắc bệnh do từ dơi, chuột lây sang chim, từ đó lây sang người. Đó là bệnh thương hàn do vi khuẩn Salmonella có trong phân chim đào thải ra môi trường (nước) hoặc mắc bệnh viêm phổi rất nặng do nhiễm nấm Histoplasma.

Ngoài ra, virut có thể lây từ dơi do chúng ăn trái cây, làm rơi quả xuống đất, nếu người nhặt ăn (do đói) sẽ bị nhiễm virut gây bệnh, bởi vì nước bọt của dơi chứa rất nhiều vi sinh vật gây bệnh.

Tại sao người bị nạn sau khi giải cứu cần được đưa đến bệnh viện ngay?

Trước hết là để cách ly với cộng đồng trong một thời gian cần thiết đề phòng các nạn nhân này mang trong mình mầm bệnh lây nhiễm nguy hiểm. Thứ đến là do nạn nhân bị mắc kẹt quá lâu thiếu dinh dưỡng, kiệt sức cần hồi sức ngay. Thêm vào đó, sau khi được giải cứu nếu được cho ăn uống đầy đủ, rất có thể bị mắc “hội chứng tái dưỡng”, tức là gây rối loạn chuyển hóa sau khi được bồi phụ thức ăn do một thời gian dài thiếu dưỡng chất. Rối loạn chuyển hóa rất đa dạng như không hấp thu được, hấp thu kém hoặc gây rối loạn tiêu hóa (chán ăn, không muốn ăn, đầy hơi, trướng bụng, đau bụng, thậm chí gây tiêu chảy...) hoặc sự bài tiết men gan, tụy tạng, mật bị suy giảm.

Mặt khác, theo các chuyên gia, các nạn nhân, nhất là trẻ em có thể gặp phải chấn thương tâm lý do sống trong bóng tối nhiều ngày, do xa gia đình, nhớ người thân, lo lắng, thiếu thốn đủ thứ gây mất ngủ rất dễ bị trầm cảm. Vì vậy, ngay từ đầu cần có trợ giúp ngay của cán bộ y tế.

Khi được chuyển về cơ sở y tế, trước tiên các nhân viên y tế cần kiểm tra thân nhiệt của các nạn nhân đề phòng hạ thân nhiệt, kiểm tra sự nhiễm trùng, nhất là viêm phổi (khám lâm sàng, xét nghiệm...) và kiểm tra tổng thể, trên cơ sở đó các nạn nhân sẽ được điều trị kịp thời. Họ phải cảnh giác rất cao, đề phòng “bệnh hang động” lây sang cho người khác. Đồng thời, nạn nhân sẽ được bổ sung dinh dưỡng hợp lý, theo dõi thật cẩn thận để nạn nhân không mắc “hội chứng tái dưỡng”.

PGS.TS.BS. Bùi Khắc Hậu

Mùa mưa, thận trọng với bệnh da tiếp xúc do côn trùng

Căn nguyên và cách lây truyền của bệnh này là do côn trùng, tên khoa học Paederus.

Thủ phạm gây bệnh

Paederus là một loại côn trùng thuộc họ cánh cứng (Ataphylimidac) có khoảng 1.400 - 20.000 giống rất giống nhau thường gặp là P. literalis, P. fuscipes, P.caligatus và Paederus mình dài, thanh 7 - 10 mm thoạt nhìn như con kiến do đó đồng bào ta hay gọi thành nhiều tên khác nhau: kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong đít... Kiến này có 3 đôi chân bụng có đốt trong đó có một đốt màu đỏ, bay và chạy rất nhanh, chúng thường sống ở ven ruộng quanh gốc rạ, ở bãi cỏ, gần vùng nước, ruộng rau, trong những nơi đang xây dựng dở dang... Trong thân kiến khoang có chất Pederin gây cháy bỏng da giống như chất Căngtadin của sâu ban miêu và chất phospho ở con giời.

Mùa mưa, thận trọng với bệnh da tiếp xúc do côn trùngPaederus

Sau những ngày mưa lũ làm ngập đồng ruộng, ao hồ, kiến khoang theo côn trùng, theo ánh đèn bay vào nhà, những người làm việc dưới ánh đèn bị côn trùng rơi vào cổ, mặt, thân mình vô tình giơ tay đập bẹp côn trùng và chất Pedirin có trong côn trùng dây vào da. Có khi côn trùng rơi vào bể tắm, bồn tắm hoặc bám vào khăn mặt, quần áo. Người bệnh không chú ý xát phải côn trùng gây thành viêm da bọng nước (có trường hợp người bệnh giết côn trùng và đưa tay quệt lên da và nổi thành bệnh).

Dấu hiệu nhận biết

Sau khi tiếp xúc với côn trùng bệnh nhân thấy ngứa, rát, nóng bỏng tại chỗ, sau 6 - 12h xuất hiện các đám vết màu đỏ, hơi nề thành vệt, kích thước từ 1 - 5cm, rộng 3 - 4 mm, sau 1 - 3 ngày xuất hiện các mụn nước trên da đỏ, lấm tấm sau đó xuất hiện bọng nước và bọng mủ. Theo thống kê, 100% biểu hiện bằng vết đỏ, nền cộm và nóng rát tại chỗ; 80% có tổn thương ở đầu, cổ, mặt và nửa trên thân mình; 60% có xuất hiện tổn thương vào buổi sáng; 3,82% có sưng và nề hai mi mắt. Một số trường hợp có hình ảnh đối xứng khớp với nhau.

Mùa mưa, thận trọng với bệnh da tiếp xúc do côn trùngTổn thương ở gần mắt

Diễn biến tổn thương

Ban đầu bệnh nhân thấy đau, hơi ngứa, rát tại chỗ căng da biểu hiện đỏ ở một vùng da. Sau 6 - 12h thành một đám hơi nề, đỏ cộm, thành vệt, trên nền đỏ nổi thành mụn nước to nhỏ không đều đường kính từ 1 - 5mm. Từ 1 - 3 ngày sau thành phỏng nước, phỏng mủ, lúc này cảm giác đau tăng lên có thể kèm theo cảm giác ngây ngay sốt, mệt mỏi khó chịu, nổi hạch, đau ở vùng cổ nách, bẹn tương ứng với tổn thương. Nếu tổn thương ở gần mắt có thể sưng húp cả hai mắt 5 - 7 ngày sau mới hết, ở bẹn có thể nổi hạch bẹn sưng đau, đi lại khó khăn, các phỏng nước, phỏng mủ tiến triển sau 4 - 5 ngày thì đóng vẩy tiết khô dần, khi rụng vẩy để lại vết sẫm màu da. Có trường hợp bệnh nhân nổi một vết đỏ lấm tấm mụn nước nhỏ, hơi ngứa, tổn thương lặn sau 3 - 5 ngày không thành phỏng nước, phỏng mủ. Trong mùa mưa, một bệnh nhân có thể bị đi bị lại 2 - 4 lần, trong tập thể có thể có 10 - 12% người bị, bệnh có thể kéo dài 5 - 20 ngày.

Nguyên tắc điều trị tổn thương

Nếu chỉ có dát đỏ, vết đỏ người bệnh chỉ cần điều trị tại nhà: dùng nước muối loãng 9‰ chấm ngày 3 - 4 lần nhằm trung hòa độc tố của côn trùng, tránh rửa nước nhiều, tránh kỳ cọ làm da tróc vẩy. Nếu trường hợp đau rát nhiều, người bệnh có thể đến các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu khám và điều trị bằng các thuốc chuyên khoa từ 4 - 6 ngày, điều trị bệnh nhân sẽ khỏi bệnh

Mùa mưa, thận trọng với bệnh da tiếp xúc do côn trùngCác phỏng nước, phỏng mủ tiến triển sau 4 - 5 ngày thì đóng vẩy tiết khô dần

Nếu tổn thương nhiễm trùng hóa mủ dùng các dung dịch thuốc màu: Milian, Xanh metylen, thuốc tím pha loãng, sau 4 - 5 ngày tổn thương hết viêm, bong vẩy tiết cho các loại crem, mỡ kháng sinh hoặc corticoid. Trường hợp sốt có biểu hiện nhiễm trùng toàn thân có thể dùng kháng sinh kết hợp với kháng histamin tổng hợp và corticoid nhẹ để uống.

Phòng bệnh

Để phòng tránh bệnh, cần phát quang bụi rậm xung quanh nhà để tránh nơi côn trùng cư ngụ. Đêm ngủ nên đóng kín cửa, nằm màn. Khi phơi quần áo nên lấy sớm vào để tránh côn trùng ẩn nấp trong đó. Nếu thấy côn trùng bò lên da thì nên lấy giấy hoặc thổi côn trùng đi, không nên bắt, chà xát hoặc giết nó gây thương tổn và chất tiết tiếp xúc với da nhiều hơn. Khi phát hiện côn trùng gần khu vực sống nên đóng cửa hoặc dùng lưới rất nhỏ để ngăn côn trùng không vào trong nhà, trong phòng. Trước khi ngủ hoặc trước khi mặc đồ thì nên kiểm tra giường chiếu, chăn màn, quần áo trước khi sử dụng, nếu phát hiện côn trùng bám trên quần áo không mặc nữa và đem đi giặt.

BS. NGÔ XU N NGUYỆT

6 thứ còn bẩn hơn bồn cầu bạn chạm tay hàng ngày

Nguồn Video: Medical Daily. Phụ đề: Sống khỏe

1. Vòi hoa sen

Vòi tắm hoa sen sau khi bạn sử dụng, với độ ẩm cao trong nhà tắm có thể là mầm mống của vi khuẩn sinh sôi. Một trong số chúng là vi khuẩn Mycobacterium Avium, tấn công hệ miễn dịch, làm suy giảm sức đề kháng.

2. Bồn rửa chén

Bồn rửa chén chứa nhiều vi khuẩn hơn bất cứ thứ nào trong phòng tắm

45% bồn rửa gia đình là tổ của nhiều vi khuẩn nguy hiểm, trong đó có Salmone và E. coli.

3. Miếng giẻ rửa chén: là một trong những nguồn gây bệnh số 1 trong nhà. Nên thay thế và khử trùng miếng rửa chén thường xuyên

4. Điện thoại di động/Máy tính bảng

Lượng vi khuẩn tìm thấy ở các thiết bị cầm tay cao gấp 7 lần bồn cầu.

5. Bàn phím: Khe giữa các bàn phím là nơi trú ngụ của vi khuẩn, lượng vi khuẩn cao gấp 25 lần chỗ ngồi toa lét.

6. Đồ điều khiển game cầm tay cũng chứa vô vàn vi khuẩn, còn nhiều hơn cả bệ ngồi toa lét.

PV

(theo Medical Daily, Việt hóa bởi Sống khỏe)

Những điều cần biết về lao màng phổi

Lao màng phổi là dạng bệnh trong nhóm lao ngoài, không lây lan với biểu hiện thường thấy: đau ngực, khó thở tăng dần kèm theo sốt cao kéo dài và có dịch trong màng phổi. Phác đồ điều trị lao màng phổi tương tự lao phổi.

Lao màng phổi là dạng bệnh gặp trong các bệnh lao ngoài phổi chiếm khoảng 5% trong các thể lao và đứng thứ 2 trong số bệnh lao ngoài phổi (sau lao hạch bạch huyết). Bệnh lao màng phổi thường xuất hiện sau lao phổi và chiếm khoảng 25 - 27% trong các thể lao ngoài phổi. Trong các bệnh tràn dịch màng phổi thì nguyên nhân do lao chiếm 70-80%. Lao màng phổi có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên độ tuổi thanh thiếu niên là nhiều hơn cả.

Lao màng phổi chủ yếu là do vi khuẩn lao trên người gây ra, một số ít trường hợp do vi khuẩn lao bò hoặc vi khuẩn lao không điển hình. Những vi khuẩn này phát sinh thành bệnh nhờ các điều kiện thuận lợi: Trẻ không được tiêm vắc-xin phòng tránh lao màng phổi BCG, hay trẻ bị lao sơ nhiễm nhưng phát hiện muộn và điều trị không đúng cách. Người tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với người bị lao phổi. Bị chấn thương lồng ngực hoặc nhiễm lạnh đột ngột. Mắc một số bệnh gây suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS...

Tiêm vắc-xin là biện pháp phòng bệnh lao tốt nhấtTiêm vắc-xin là biện pháp phòng bệnh lao tốt nhất. Ảnh: TM

Triệu chứng thường gặp của lao màng phổi

Khi bị lao màng phổi, nếu ở giai đoạn khởi phát, bệnh nhân thường có triệu chứng cấp: đau ngực, khó thở tăng dần, sốt, khám có hội chứng 3 giảm vùng màng phổi bị tràn dịch.

Bệnh cũng có thể xuất hiện từ từ với các dấu hiệu: Sốt nhẹ về chiều tối, đau ngực ít hơn, ho khan và khó thở tăng dần. Khoảng 30% bệnh nhân lao màng phổi có triệu chứng sốt nhẹ về chiều, tối, đau tức ngực, khó thở cũng tăng dần, ho khan. 20% còn lại thì không có biểu hiện rõ rệt nên khó phát hiện, chỉ được phát hiện khi chụp Xquang.

Còn ở giai đoạn toàn phát, bệnh nhân có biểu hiện: xanh xao, mệt mỏi, gầy sút, sốt liên tục, nhiệt độ dao động 39-40oC, mạch nhanh, huyết áp hạ, nôn, nước tiểu ít... Cũng có trường hợp ho khan từng cơn, đau ngực, khó thở thường xuyên. Khi dịch màng phổi ít, bệnh nhân thường nằm nghiêng bên lành; dịch nhiều bệnh nhân thường nằm nghiêng bên bệnh hoặc ngồi dựa tường để thở.

Cần làm xét nghiệm nào để chẩn đoán?

Để chẩn đoán lao màng phổi trước tiên phải xác định xem màng phổi có dịch hay không bằng thăm khám và chụp Xquang phổi; siêu âm để xác định được các ổ dịch khu trú; hút dịch màng phổi để xét nghiệm tìm vi khuẩn lao. Bên cạnh đó có thể tìm vi khuẩn lao trong dịch màng phổi bằng kỹ thuật nuôi cấy, kỹ thuật sinh học phân tử như PCR, Genxpert, xét nghiệm mô bệnh học màng phổi.

Ngoài ra còn phải phân tích các thay đổi về tế bào và sinh hóa, sinh thiết màng phổi qua thành ngực hoặc nội soi màng phổi để vừa quan sát rõ vừa sinh thiết chính xác được tổn thương... Do đó, tốt nhất bạn đến các bệnh viện chuyên ngành về bệnh lao để được xét nghiệm, chẩn đoán một cách chính xác nhất.

Lao màng phổi có nguy hiểm?

Bệnh lao màng phổi không quá nguy hiểm nhưng vẫn có thể để lại những biến chứng nặng nề như tràn dịch, tràn khí màng phổi, viêm phủ màng phổi, dày dính dịch nhiều ở màng phổi và ổ cặn màng phổi. Do đó, cần phát hiện kịp thời và có cách điều trị bệnh phù hợp càng sớm càng tốt.

Bệnh có lây không?

Khi được chẩn đoán rằng mắc phải bệnh lý này, hầu hết các bệnh nhân đều lo lắng vì không biết rằng bệnh lao màng phổi có lây không. Tuy nhiên, có thể thấy rằng đây là một thể lao ngoài phổi và không lây truyền qua đường hô hấp như bệnh lao phổi. Vì bệnh lao màng phổi đơn thuần, không có kèm theo bệnh lao phổi thì sẽ không lây cho người khác qua đường hô hấp.

Điều trị bệnh lao màng phổi

Để điều trị bệnh lao màng phổi thì nguyên tắc quan trọng trong việc điều trị không thể bỏ qua chính là chọc hút dịch màng phổi càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó bệnh cần được kiểm tra, xét nghiệm để chẩn đoán chính xác mức độ bệnh và khả năng cư trú của dịch màng phổi. Từ đó sử dụng loại thuốc điều trị lao càng sớm càng tốt và cần chú tâm vào phục hồi chức năng chống dày dính màng phổi nhằm không để lại di chứng sau này.

Để điều trị khỏi bệnh lao màng phổi, bác sĩ chỉ định dùng thuốc chống lao theo đường toàn thân và thuốc chống dính màng phổi. Bên cạnh đó, bệnh viện còn phải tiến hành hút dịch cho bệnh nhân (mỗi tuần 2-3 lần) cho tới khi hết dịch. Khi có biến chứng ổ cặn màng phổi, dày dính màng phổi nhiều, dò màng phổi - thành ngực, dò màng phổi - phế quản gây ho khạc mủ... cần kết hợp nội, ngoại khoa để đem đến hiệu quả tốt nhất.

Thời gian điều trị lao màng phổi thường kéo dài từ 6 - 8 tháng và cần tuân thủ đúng theo liệu trình, bao gồm đúng liều, đúng thời gian, dùng thuốc đều đặn...

Biện pháp phòng tránh lao màng phổi

Tiêm vắc-xin BCG ngăn ngừa bệnh lao màng phổi cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi. Khi có một trong những biểu hiện lao màng phổi cần đến ngay cơ sở y tế hoặc bệnh viện để có kết luận chính xác và cách trị bệnh phù hợp. Sống lành mạnh, không quan hệ tình dục bừa bãi, tránh xa các căn bệnh xã hội nguy hiểm,...

BS. Nguyễn Nam

Thoái hóa cột sống và phương pháp đẩy lùi

Bất kỳ người nào bị thoái hóa cột sống đều tiềm ẩn nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm. Đa số người bị thoái hóa cột sống đều kèm theo thoát vị đĩa, thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm là 2 loại bệnh lý phổ biến nhất trong hệ xương khớp, được coi là hai bệnh lý liên quan mật thiết với nhau, luôn phối hợp, hỗ trợ ăn ý với nhau đảm nhiệm chức năng chuyển động linh hoạt của cơ thể.

Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm

Ngoài yếu tố do tuổi tác và quá trình lão hóa theo tự nhiên của xương khớp thì mắc phải căn bệnh thoái hóa đốt sống lưng còn do rất nhiều các nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan gây ra.

- Do có những thói quen xấu trong sinh hoạt và làm việc ( ngồi làm việc sai tư thế, nằm ngủ không đúng cách) lâu dài gây tổn thương cột sống.

- Do ngã chấn thương, lao động nặng nhọc, làm việc quá sức dẫn đến cột sống bị tổn thương, đè nén.

- Do biến chứng của các loại thuốc trong quá trình sử dụng để đẩy lùi các căn bệnh khác.

- Do ảnh hưởng của một số yếu tố liên quan đến gia đình, di truyền.

- Do biến chứng của một số bệnh lý xương khớp khác và đặc biệt là tình trạng khô khớp, viêm bao hoạt dịch và suy giảm nhân nhầy cột sống.

Thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Thoái hóa cột sống cổ:

- Làm chèn ép rễ thần kinh cánh tay mà triệu chứng biểu hiện là cứng cổ. Nặng hơn có thể đau cánh tay, tê bàn tay và hạn chế vận động cổ, vai, cánh tay.

- Chèn ép dây thần kinh cánh tay gây đau dây thần kinh phía sau đầu

- Chèn ép tủy lâu ngày sẽ làm rối loạn vận động của tay chân. Có thể gây liệt nửa người hoặc liệt cả hai chân

- Chèn ép động mạch sống gây thiếu máu não cục bộ với biểu hiện đầu tiên là rối loạn tiền đình.

Thoái hóa cột sống thắt lưng

- Chèn ép hay gây tổn thương cho các rễ dây thần kinh tọa gây đau dây thần kinh tọa. Điều này giảm hoạt động của tay chân

- Chèn ép tủy thắt lưng cùng các chi bị teo cơ, yếu dần. Khiến cho việc đại tiện không tự chủ thậm chí tàn phế.

Để giữ cho cột sống và đĩa đệm luôn khỏe mạnh và hoạt động các chức năng bình thường thì cần phải đáp ứng được các điều kiện sau:

+ Đẩy lùi các tà khí độc lưu trú ở cột sống gây viêm nhiễm cột sống, khớp sụn và đĩa đệm

+ Kháng viêm, giảm đau, tiêu sưng khớp bằng các thảo dược tự nhiên

+ Bồi bổ dưỡng chất cần thiết cho cột sống, đĩa đệm

+ Kích thích tái tạo bao xơ, làm liền phần đĩa đệm bị rách, tăng cường chức năng hoạt động của cột sống

+ Hồi phục cùng lúc sụn khớp và xương dưới sụn hiệu quả

+ Hoạt huyết lưu thông máu, ổn định sự phát triển của cột sống và đĩa đệm.

Sản phẩm đẩy lùi tận gốc bệnh thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm PQA Thư Cân Hoạt Lạc” với cơ chế khu phong tán hàn, trừ thấp, hành khí, hoạt huyết, thư cân hoạt lạc, bồi bổ can thận, mang lại hiệu quả vượt trội, cung cấp dưỡng chất giúp cột sống, xương khớp luôn chắc khỏe, phát triển ổn định phòng ngừa và cải thiện tình trạng thoái hóa cột sống. Đồng thời hồi phục tổn thương của đĩa đệm, tái tạo bao xơ, làm liền phần đĩa đệm bị rạn nứt.

>>XEM THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ SẢN PHẨM<<

Đừng ngần ngại hãy nhấc máy và liên hệ ngay tới tổng đài của Dược phẩm PQA

1800 6845 nếu như bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe. PQA luôn đồng hành cùng bạn.

XEM VIDEO CÁC KHÁCH HÀNG ĐÃ SỬ DUNG SẢN PHẨM CỦA PQA

Số GPQC: 01915/2017/ATTP-XNQC

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thoát cơn đau đầu kéo dài nhờ phác đồ điều trị của giáo sư

Suy sụp tinh thần vì cơn đau đầu “hành hạ”

Là một giáo viên cấp 3 yêu nghề, chị Nguyễn Ngọc N, 32 tuổi ngày đêm miệt mài với công việc và những giờ giảng. Với chị, được đứng trên bục giảng, được ngắm nhìn các em học sinh vui vẻ có thành tích tốt là niềm hạnh phúc lớn.

Vậy mà “đã có những lúc tôi nghĩ mình không thể tiếp tục được ước mơ của mình, sức khỏe không cho phép tôi cống hiến tiếp. Khi ấy thực sự mình đã mệt mỏi và thất vọng vô cùng” - Chị N nghĩ lại.

Đau đầu kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi thậm chí suy sụp tinh thần ( Ảnh minh họa)

Chia sẻ về tình hình sức khỏe của mình khi trước, chị N nói: “Tôi thường bị đau đầu khó chịu khi thời tiết thay đổi và cũng vì thế mà chủ quan khi sức khoẻ thực sự có vấn đề. Cách đây 2 năm tôi thường có những cơn đau xuất hiện bất thường, đau giật giật ở bên thái dương, nghĩ do mình dốc sức chuẩn bị cho đợt thanh tra cuối năm nên bị căng thẳng thần kinh. Vì thế tôi uống thuốc giảm đau và nghỉ ngơi chút rồi tiếp tục “chiến đấu”. Tuy nhiên, càng về sau cơn đau xuất hiện nhiều lần hơn có khi 2 lần 1 tuần, có lần cơn đau kéo dài cả ngày.”

“Nhớ có lần mình suýt ngã trên bục giảng, khi đang giảng bài đột nhiên cơn đau đầu kéo đến lúc đầu lâm râm sau đó là khiến mình choáng váng, hoa mắt, may với kịp đến bàn giáo viên, phải xin lỗi các em học sinh. Khi đó mình được học sinh đưa đến phòng y tế của nhà trường nghỉ và chồng phải đến trường đón về nhà. Cả gia đình khi ấy đều nghĩ do áp lực công việc của mình quá lớn nên khuyên mình nghỉ một thời gian.” - Chị Nguyễn Ngọc N ngán ngẩm chia sẻ.

“Thần dược giảm đau” khiến bệnh nặng hơn lại “rước” thêm bệnh dạ dày

Từ khi có bệnh, đời sống sinh hoạt và công việc giảng dạy của chị N bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chị sợ tiếng động mạnh, sợ ánh sáng và đặc biệt sợ những cơn đau đầu đột nhiên tìm đến “đánh gục”. Lúc bình thường chị cũng vẫn giảng dạy được, nhưng khi có cơn đau “hỏi thăm” thì gần như trí não tê liệt, từ đó chị ngại nhận các nhiệm vụ khó hơn, và mất đi nhiều cơ hội phát triển bản thân.

Đau đầu kéo dài khó chịu vô cùng, những lúc công việc, bài vở ngập đầu mà không làm được. Cứ nghỉ ngơi thì đỡ mà động đến công việc là lại thấy đau đầu mệt mỏi. Cứ đau đầu là chị lại tìm đến thuốc giảm đau như một loại “thần dược”, chỉ có nó mới có thể là “cứu tinh” giúp chị chống chọi lại cơn đau và thực sự thấy mình còn có sức.

Lạm dụng thuốc giảm đau khiến việc điều trị gặp khó khăn và gây ảnh hưởng đến dạ dày

Nhưng việc sử dụng thuốc giảm đau bừa bãi chính là nguyên nhân khiến chị mắc thêm bệnh dạ dày, sức khoẻ của chị ngày càng tệ hơn. Tới mức này chị thực sự lo lắng cho sức khoẻ của mình, không thể phụ thuộc thuốc giảm đau thêm nữa, chị quyết định đi thăm khám để tìm nguyên nhân. Nhưng khổ nỗi chị uống hết đơn thuốc này đến đơn thuốc kia tình trạng đều có thuyên giảm nhưng rồi hết thuốc lại “chứng nào tật ấy”, bệnh dạ dày cũng nghiêm trọng hơn. Những cơn đau bụng do bệnh dạ dày hành hạ khiến chị mệt mỏi, chị chuyển sang uống thuốc nam, dùng được một thời gian, chị thấy triệu chứng thuyên giảm nhưng chưa kịp mừng thì cơn đau đầu lại ở đâu “tìm về”.

Chẩn đoán đúng nguyên nhân, chấm dứt hơn 1 năm mệt mỏi

Thoạt đầu, nghe đến khám tim mạch chị từ chối vì nghĩ mình có vấn đề về nội thần kinh, nhưng nghe lời khuyên của chị đồng nghiệp, chị N cũng thử tìm đến thăm khám với PGS.TS.Nguyễn Văn Quýnh - chuyên gia tim mạch bệnh viện Thu Cúc. Sau khi thăm khám lâm sàng giáo sư chỉ định chị thực hiện điện tim, điện não đồ và chụp MSCT mạch vành. Kết quả cho thấy, cơn đầu đầu hành hạ chị hơn 1 năm nay là do mảng xơ vữa động mạch gây ra. Khi được giáo sư hỏi chị mới cho biết trước đó thi thoảng có những cơn nhói ở tim rồi thôi nhưng chị nghĩ do vận động mạnh khiến tim đập nhanh gây đau nhói ở tim và chưa từng nghĩ mình gặp vấn đề mạch vành.

“Bệnh nhân có mảng xơ vữa động mạch vành gây thiếu máu lên não dẫn đến cơn đau nhức đầu. Nguyên nhân là do chỉ số cholesterol trong máu cao, không được điều trị hiệu quả dẫn đến hình thành mảng xơ vữa động mạch. Bệnh lý này cần được nhanh chóng điều trị đúng phác đồ tránh gây biến chứng dẫn đến nguy cơ đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim. Áp lực công việc, căng thẳng kéo dài cũng là tác nhân thúc đẩy nhanh hơn tiến triển nghiêm trọng của bệnh.” PGS.TS., Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Quýnh - Người trực tiếp thăm khám điều trị cho chị N cho biết.

PGS.,TS.,Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Quýnh trực tiếp thăm khám và điều trị khỏi bệnh tim mạch cho nhiều người.

Nghe những lý giải về tình trạng bệnh của mình, chị N hoàn toàn bị thuyết phục về chuyên môn chuyên sâu và kinh nghiệm điều trị lâu năm của PGS, chị N quyết tâm tuân thủ theo đúng chỉ định của giáo sư về chế độ dùng thuốc, ưu tiên nghỉ ngơi lành mạnh, vận động đúng cách và điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý.

Sau hơn 3 tháng kiên trì điều trị theo đúng phác đồ của PGS., các triệu chứng đau đầu của chị thuyên giảm hẳn, ngoài ra, bệnh dạ dày cũng không còn hành hạ chị nữa. Kết quả tái khám bệnh tiến triển tốt, chị cảm thấy vui vẻ hơn. Chị N chia sẻ: “Hơn 1 năm trời mình ám ảnh với những cơn đau đầu bất ngờ xuất hiện. Thật chẳng ngờ cơn đau đầu lại xuất phát do bệnh tim mạch. Quả thực nếu không được giáo sư chỉ định các chỉ định kiểm tra đúng hướng thì không biết đến khi nào cơn đau đầu mới thôi tái phát. Hơn 1 năm khổ vì bệnh tật nhưng vẫn thấy mình may mắn vì cuối cùng cũng được điều trị bệnh hiệu quả.”

Triệu chứng đau đầu do nhiều nguyên nhân gây ra, mang đến phiến toái cho người bệnh và khó khăn trong chữa trị nếu không được xác định chính xác. Bởi vậy việc lựa chọn chính xác địa chỉ thăm khám với bác sĩ chẩn đoán giỏi là yếu tố mang tính quyết định đến hiệu quả điều trị bệnh. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là địa chỉ uy tín được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn thăm khám và điều trị bệnh. Liên hệ ngay 1900558896 nếu có những thắc mắc về sức khỏe cần giải đáp.

5 nguy hại của bệnh tiểu đường ở thanh thiếu niên

Béo phì

Tiểu đường không dẫn tới béo phì. Nhưng nếu bạn bị tiểu đường và bạn đang bị béo phì thì tình trạng sẽ trầm trọng hơn. Khi bị tiểu đường bạn có thể cảm thấy yếu, uể oải, mệt mỏi. Nếu bạn không luyện tập thường xuyên, những triệu chứng này có thể gia tăng và không hoạt động thể chất cũng có nghĩa cân nặng dễ tăng.

Suy thận

Thanh thiếu niên bị tiểu đường dễ bị mắc suy thận. Nếu bạn bị tiểu đường, bệnh sẽ cản trở hoạt động lọc của thận và dẫn tới tổn thương thận. Vì vậy cần rất thận trọng.

Suy tim

Ứ đọng đường huyết trong động mạch cản trở máu tới tim và khiến thành động mạch dày hơn. Do vậy, máu khó bơm tới tim và điều này có thể gây suy tim. Đây là một trong những nguy cơ lớn của bệnh tiểu đường ở thanh thiếu niên.

Rối loạn thị lực

Do bị tiểu đường, mạch máu trong võng mạc cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, thanh thiếu niên bị tiểu đường có nguy cơ bị đục thủy tinh thể và glôcôm.

Trầm cảm

Khi thanh thiếu niên bị tiểu đường nhìn thấy người khác sống cuộc sống bình thường và vui vẻ, trong khi họ phải dùng thuốc và tiêm hàng này, điều này dễ dẫn tới trầm cảm. Cha mẹ cần quan tâm đầy đủ và tư vấn bác sĩ nếu cần.

BS Cẩm Tú/univadis

(Theo Boldsky)

Tiêu chảy cấp ở trẻ

Rotavirut - Mối nguy hiểm cho trẻ em

Sau mưa lũ, nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy do rotavirut ở trẻ em là rất lớn.

Khi bị lây nhiễm virut khoảng 12 giờ đến 4 ngày, trẻ bắt đầu xuất hiện triệu chứng nôn mửa và tiêu chảy. Nôn xuất hiện trước tiêu chảy 6 - 12 giờ và có thể kéo dài khoảng 2-3 ngày. Trẻ nôn rất nhiều vào ngày đầu và giảm bớt khi bắt đầu đi tiêu chảy. Phân lỏng toàn nước, có lúc màu xanh dưa cải, có thể có đờm, nhớt nhưng không có máu. Tiêu chảy ngày càng tăng trong vài ngày, sau đó giảm dần. Trong giai đoạn này trẻ sẽ bị mất nước nếu bị kéo dài sẽ dẫn tới nguy cơ tử vong.

Phải cho uống oresol nếu trẻ đang bú mẹ bị tiêu chảy cấp. Ảnh: N.Đ

Chăm sóc tại nhà thế nào?

Ở thể nhẹ, không có biến chứng, bệnh thường tự khỏi sau 3 - 8 ngày. Việc điều trị bệnh chủ yếu là đề phòng biến chứng mất nước, ưu tiên hàng đầu là dung dịch muối đường để bổ sung nước và cả chất điện giải (còn gọi là muối khoáng như Na, kali, chlor…) bị mất qua phân và chất nôn mửa, dung dịch uống thường sử dụng là dung dịch oresol

Tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ vì các thuốc này làm giảm nhu động ruột, làm liệt ruột khiến phân không được thải ra ngoài gây ứ đọng, chướng ruột.

Cần cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng, chia nhỏ làm nhiều bữa, tránh kiêng khem quá mức. Nếu trẻ còn bú mẹ, cho trẻ bú nhiều và lâu hơn, nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn cho trẻ uống thêm oresol sau bú mẹ. Nếu trẻ không bú mẹ hoàn toàn, cho trẻ uống một hoặc nhiều loại dịch như oresol, thức ăn lỏng (nước xúp, nước cơm, nước cháo) hoặc nước sạch. Nếu bú bình thì vệ sinh bình sạch sẽ, không đổi loại sữa.

Cách pha oresol

Trẻ < 2 tuổi: uống 50-100ml nước oresol sau mỗi lần đi ngoài và giữa mỗi lần.

Trẻ ≥ 2 tuổi: 100-200ml sau mỗi lần đi ngoài và giữa mỗi lần. Nếu trẻ nôn, ngừng 10 phút sau đó tiếp tục cho uống nhưng chậm hơn, tiếp tục cho trẻ uống cho tới khi ngừng tiêu chảy.

Cần đưa trẻ đến khám ngay tại cơ sở y tế khi trẻ có một trong những biểu hiện sau: Đi ngoài rất nhiều lần phân lỏng (đi liên tục), nôn tái diễn, trẻ rất khát, ăn uống kém hoặc bỏ bú, tình trạng không được cải thiện sau 2 ngày điều trị, sốt cao hơn, có máu trong phân.

Giữ vệ sinh để phòng bệnh

Đối với tiêu chảy cấp do rota virut, giữ vệ sinh tay sạch sẽ là biện pháp cơ bản để phòng bệnh. Nên tập cho trẻ có thói quen rửa tay trước khi cầm nắm thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Sau mưa lũ, cần vệ sinh nhà cửa, lau rửa sàn nhà và các vật dụng, bàn ghế, đồ chơi bằng dung dịch khử khuẩn cloramin B. Nguồn nước cũng phải đảm bảo vệ sinh, khử trùng theo hướng dẫn của ngành y tế.

Bác sĩ Hồng Hạnh

Mẹ nhiễm nấm âm đạo có ảnh hưởng tới thai?

Có phải tôi bị viêm phần phụ? Như vậy có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Hoàng Lan Hương(Quảng Ninh)

Có thể bạn bị nhiễm nấm âm đạo và loại nấm gây bệnh phổ biến là nấm men Candida. Dấu hiệu bị nhiễm nấm âm đạo gồm có: huyết trắng có màu trắng đục như bột, vùng kín ẩm ướt, ngứa ngáy, âm đạo, môi âm hộ sưng và có cảm giác đau rát, tiểu rát. Tuy chưa có bằng chứng nào khẳng định nấm âm đạo gây nguy hiểm cho thai nhi, nhưng bạn không nên chủ quan. Bởi vì, nếu bị nấm âm đạo không điều trị dứt điểm thì dễ có khả năng trẻ bị sinh non. Khi trẻ sinh ra cũng có thể bị dính nấm vào miệng gây viêm niêm mạc miệng, đẹn hoặc viêm da. Nếu nuốt phải thì bé có thể bị rối loạn đường tiêu hóa, nhiễm trùng đường ruột. Chính vì vậy, khi phát hiện dấu hiệu bị nấm âm đạo, việc điều trị kịp thời, triệt để là rất cần thiết. Bạn có thể dùng các biện pháp dân gian như rửa bằng nước lá trầu không, nước chè tươi nhưng chỉ khi bệnh mới chớm, còn nhẹ. Nếu thấy bệnh không giảm, nặng lên hay tái phát thì rất nên đi khám để được kê đơn điều trị dứt điểm. Đúng như bạn lo ngại, dùng thuốc khi mang thai cần thận trọng, để chẩn đoán đúng có phải là nhiễm nấm hay do bệnh khác cũng cần làm các xét nghiệm. Vì thế phải qua thăm khám của bác sĩ tại cơ sở y tế. Để điều trị nhiễm nấm âm đạo ở phụ nữ mang thai, các loại thuốc đặt âm đạo, kem bôi trị nấm âm đạo đều sẽ giúp bạn khỏi bệnh. Tuy nhiên, bạn cũng cần tuân theo lời dặn của bác sĩ trong sinh hoạt hàng ngày để tránh tái phát.

BS. Nguyễn Thị Lý

Làm gì khi bị chóng mặt?

Khi bị chóng mặt ghé thăm, bạn sẽ gặp những triệu chứng như cảm thấy đầu óc quay cuồng, choáng váng, hoa mắt. Để tìm được cách xử lý phù hợp nhất việc đầu tiên là bạn cần xác định rõ nguyên nhân gây ra chứng chóng mặt.

Ảnh minh họa

Do thay đổi tư thế đột ngột

Chứng chóng mặt xuất hiện khi bạn đứng lên, ngồi xuống hoặc chuyển đổi tư thế đột ngộtcòn gọi là chóng mặt kịch phát lành tính do tư thế. Tình trạng này xảy ra khi bạn thay đổi tư thế quá nhanh từ đứng sang ngồi chẳng hạn, máu đang dồn xuống bụng và các chi dưới sẽ không cung cấp lên não kịp sẽ dẫn đến tình trạng này.

Tập thể dục quá mức

Khi bạn tập luyện quá mức, việc tiêu thụ năng lương và chuyển hóa oxi tăng gấp nhiều lần so với bình thường. Thế nhưng, tim bạn không thể bơm đủ máu đến các cơ bắp cũng như não bộ, dẫn đến tình trạng hụt oxy, gây ra tình trạng mất sức, lúc này chóng mặt là điều khó tránh khỏi.

Mất ngủ

Việc thức quá khuya và ngủ không đủ giấc cũng là thủ phạm khiến cơn chóng mặt ghé thăm bạn bất ngờ.

Do rối loạn tiền đình

Đây là một bệnh lý do tổn thương hệ thống tiền đình gây ra. Hệ thống tiền đình giữ chức năng cân bằng cho cơ thể, nhưng khi bị tổn thương thì cân bằng trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng khiến bạn bị chóng mặt.

Vậy làm thế nào khi đang bị chóng mặt?

Đứng lên từ từ, không nên cúi xuống quá thấpđể nhặt hoặc làm việc gì đó.

+ Hạn chế cúi đầu xuống rồi ngẩng lên đột ngột

+ Khi cơn chóng mặt ập đến bạn cần bám chắc vào bất cứ điểm tựa nào gần đó để tránh tình trạng bị té ngã.

Sử dụng thuốc giảm chóng mặt

Thuốc giảm chóng mặt có chứa hoạt chất Acetyl-DL-Leucine được các chuyên gia chứng nhận lành tính và cho hiệu quả nhanh trong việc điều trị chứng chóng mặt ngay lập tức Đối với những người thường xuyên gặp cơn chóng mặt, cách tốt nhất luôn đem theo thuốc giảm chóng mặt bên mình.

Uống nước chanh hoặc nước gừng

Nước chanh hoặc nước gừng là một phương pháp giúp bạn đỡ chóng mặt hơn. Đồng thời, nếu bạn 2 loại nước này cũng chấm dứt cơn buồn nôn của bạnNghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, ít ánh sáng

Khi bị chóng mặt, điều quan trọng nhất là cần được nghỉ ngơi ở nên yên tĩnh, thoáng mát, và đặc biệt tránh xa ánh sáng mạnh.

Trên đây lànhững cách giúp bạn vượt qua cơn chóng mặt một cách an toàn và hiệu quả nhất. Nhưng để tránh cơn chóng mặt tái phát bạn cần có một lối sống lành mạnh hơn với chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt tốt cho sức khỏe, hạn chế thức khuya, thực hiệnchế độ luyện tập thể dục thể thaođiều độ. Chóng mặt là một triệu chứng lành tính, không kéo dàinhưng lại gây nhiều phiền phức cho cuộc sống của bạn. Vì vậy, hãy duy trì một thói quen sống lành mạnh để đẩy lùi chóng mặt.

Ăn thịt bò tái, coi chừng sán dây bò!

Bài viết này chỉ đề cẬP đến biến chứng của bệnh sán dây bò (sán xơ mít).

Đặc điểm của sán dây bò

Sán dây bò(tên khoa học: Taenia). Chúng được gọi sán dây bò hay sán xơ mít vì hình dạng giống xơ của quả mít. Cơ thể của sán dây bò chia thành nhiều đốt nhỏ, thân dài từ 4 - 12m có trên 1.000 đốt, đốt trưởng thành dài khoảng 20 - 30mm. Tử cung chia thành 32 nhánh, đầu sán có 4 giác móc để bám vào niêm mạc ruột. Khi các đốt sán dây bò già sẽ rụng ra và theo phân ra ngoài, trong các đốt sán có vô số trứng sán. Mỗi ngày thân sán có thể mọc dài ra từ 3 - 28 đốt.

Các đốt già rụng ra thành những đốt riêng biệt, chuyển động nhờ những cơ rất khỏe nên khi nó ra khỏi hậu môn người và có thể bò lên bụng, lên nách bệnh nhân (cả người nằm cùng giường) hoặc bò ra khắp giường chiếu. Các đốt sán già theo phân hoặc tự bò ra ngoại cảnh, vỡ ra, giải phóng hàng trăm ngàn trứng. Nếu trâu, bò ăn phải đốt sán, vào ruột trứng sán sẽ nở ra ấu trùng và xâm nhập vào hệ tuần hoàn để về tim, sau đó theo máu đi đến các cơ vân để hình thành nang ấu trùng ở bắp cơ của trâu, bò và thường được gọi là “gạo bò”. Nang ấu trùng sán dây bò thấy nhiều ở cơ lưỡi, cơ hoành, cơ tim, cơ mông... của trâu, bò. Con người khi ăn phải thịt, tim trâu, bò có nang ấu trùng sán dây bò mà không được nấu chín kỹ, ấu trùng sán dây bò sẽ trưởng thành ký sinh ở ruột non.

Ăn thịt bò tái, coi chừng sán dây bò!Ăn thịt bò tái, coi chừng sán dây bò!Khi người ăn phải thịt bò có nang ấu trùng mà không được nấu chín kỹ, chúng sẽ trưởng thành ký sinh ở ruột non

Ấu trùng sán xơ mít có hình bầu dục hoặc hơi tròn, kích thước khoảng 20 - 30mm; là một bọc chứa đầy chất lỏng, bên trong có đầu ấu trùng. Ấu trùng có thể nằm lẫn trong thớ cơ của bò và có sức sống rất tốt với môi trường ngoại cảnh. Tuy nhiên, nếu thịt trâu, bò được nấu chín kỹ, ấu trùng sẽ chết. Nhưng nếu trong quá trình chế biến không vệ sinh, tẩy trùng các dụng cụ hoặc không sát trùng tay sau khi cầm nắm vào thịt trâu, bò có ấu trùng sán dây bò sẽ có nguy cơ rất cao bị nhiễm ấu trùng sán và mắc bệnh. Bệnh sán dây bò phân bố ở khắp nơi tùy thuộc vào tập quán ăn uống. Bò con dễ bị nhiễm bệnh ấu trùng sán bò. Nang ấu trùng chết ở nhiệt độ 570C hoặc ở -100C trong 5 ngày. Ở Việt Nam, sán dây bò thường gặp hơn sán dây lợn (sán dây bò 78%, sán dây lợn 22%). Người mắc bệnh do thói quen thích ăn thịt bò tái. Vùng đồng bằng mắc bệnh cao hơn miền núi, tỉ lệ khoảng 1 - 4%.

Ba tháng sau kể từ khi người ăn phải thịt trâu, bò có nang ấu trùng sán dây bò, ký sinh trùng sán trưởng thành về sinh dục và bắt đầu đứt các đốt già. Sán dây bò có thể sống trong cơ thể con người từ 50 - 70 năm.

Triệu chứng của bệnh sán dây bò

Những dấu hiệu điển hình là người bệnh thường xuyên có những cảm giác khó chịu, rối loạn tiêu hóa, bứt rứt, đầy bụng, đau vùng rốn, dần dần thấy mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, hạ huyết áp và thiếu máu... Những đốt sán già tự rụng khỏi ống tiêu hóa bất cứ lúc nào và chúng theo phân ra ngoài hoặc tự bò ra ngoài hậu môn trong lúc tắm, lúc ngủ (đốt sán bò ra giường, ra quần áo, bò lên người bệnh và người nằm cùng giường) làm cho người bệnh sợ hãi, mất bình tĩnh, lo lắng, hoang mang, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Biến chứng

Khi sán dây bò sống trong ruột người, chúng sẽ sử dụng hết các chất dinh dưỡng khiến người bệnh thiếu máu, thiếu sắt và các vi chất cần thiết như vitamin B6, B12... dẫn đến suy dinh dưỡng. Một số người có cảm giác sợ hãi, thiếu tự tin khi thấy đốt sán bò ra hậu môn. Nếu bị sán dây bò nặng (nhiều đốt sán, tồn tại lâu ngày) có thể gây căng thẳng thần kinh, strees, giảm khả năng tập trung vào học tập và công việc, đặc biệt có thể bị động kinh, liệt, mất trí nhớ, tăng áp lực nội sọ, não úng thủy, giảm thị lực, mù mắt, bệnh tim. Bị bệnh sán dây bò, nếu có nhiều đốt, kéo dài, xoắn lại có thể bị làm tắc ruột, nếu không phát hiện kịp thời sẽ rất nguy hiểm cho cho tính mạng người bệnh.

Để xác định sán dây bò cần xét nghiệm phân tìm các đốt sán, soi phân bằng kính hiển vi quang học sẽ thấy trứng sán.

Xét nghiệm máu bằng kỹ thuật chẩn đoán huyết thanh ELISA cho kết quả khả quan.

Nguyên tắc điều trị

Khi nghi ngờ bị sán dây bò (rối loạn tiêu hóa, ăn thịt trâu, bò chưa nấu chín…) hoặc thấy đốt sán ra ở hậu môn theo phân hoặc tự bò ra quần, giường, chiếu…, cần đi khám bệnh ngay để được điều trị sớm nhất có thể. Việc điều trị phải có sự chỉ định cụ thể và theo dõi của bác sĩ khám chữa bệnh để tránh những hiệu ứng phụ của thuốc gây ra.

Lời khuyên của thầy thuốcĐể phòng bệnh hiệu quả cần ăn chín, uống chín. Không ăn thịt trâu, bò chưa nấu chín (tái), không ăn rau sống, uống nước chưa đun sôi. Cần rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi đại tiện và sau khi tiếp xúc với thịt trâu, bò (giết mổ, chế biến). Cần sát khuẩn bằng xà phòng, nước đun sôi các dụng cụ dùng chế biến thịt trâu bò. Quản lý và xử lý nguồn phân tươi hợp lý, tránh gieo rắc mầm bệnh ra môi trường. Cần lưu ý với những người bệnh khi các đốt sán rụng ra phải thu gom xử lý và đi đại tiện phải sử dụng hố xí hợp vệ sinh để quản lý nguồn phân thải mang mầm bệnh ký sinh trùng, tránh làm vương vãi trứng giun ra làm ô nhiễm môi trường.

TS.BS. BÙI MAI HƯƠNG

An toàn thực phẩm mùa bão lũ

Để chủ động bảo vệ sức khỏe người dân, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, trước khi có bão, lũ cần đẩy mạnh tuyên truyền hướng dẫn người dân, đặc biệt là các vùng có nguy cơ bão, lũ cao cần có kế hoạch chủ động dự trữ các loại lương thực, thực phẩm chế biến sẵn, nước uống đóng chai, các loại vitamin, các hóa chất sát khuẩn của ngành y tế. Về phía cơ quan y tế chủ động dự trữ hóa chất, phương tiện, nhân lực sẵn sàng phối hợp hoặc chủ động xử lý, khắc phục ngộ độc thực phẩm hoặc các bệnh dịch liên quan đến thực phẩm, không để lan rộng.

Cần rửa rau sạch nhiều lần trước vòi nước.

Trong khi bão, lũ xảy ra, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng thực phẩm tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm, thủy sản chết bệnh, chết không rõ nguyên nhân để chế biến thực phẩm. Thực hiện ăn chín, uống chín. Đối với những vùng không đủ nước sạch có thể sử dụng các loại hóa chất sát khuẩn theo hướng dẫn của ngành y tế. Chủ động bổ sung vitamin vào khẩu phần ăn hàng ngày. Các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm lợi dụng tình trạng khan hiếm thực phẩm để đưa ra thị trường các loại thực phẩm không bảo đảm an toàn, vệ sinh.

Sau khi bão, lũ rút, chủ động hướng dẫn nhân dân vệ sinh môi trường, tu sửa, tổng vệ sinh giếng nước, công trình công cộng bị ô nhiễm, chủ động bổ sung vitamin và rau xanh vào khẩu phần ăn. Tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh để đảm bảo không xảy ra tình trạng thực phẩm không bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm lưu thông trên thị trường. Chủ động xử lý, khắc phục sự cố khi có ngộ độc thực phẩm, không để lan rộng.

Bên cạnh đó, để phòng chống dịch bệnh sau bão lụt, người dân cần thường xuyên rửa tay với xà phòng. Thực hiện thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng những hóa chất như Cloramin B hoặc viên Aquatabs hoặc những hóa chất khác được Bộ Y tế khuyến cáo để khử trùng nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt.

Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom, xử lý, chôn xác động vật. Sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất được Bộ Y tế khuyến cáo để xử lý khi chôn xác động vật. Phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ.

(Theo Cục An toàn thực phẩm)

Có thuốc trị mồ hôi ra nhiều vùng nách?

Mặc dù tôi đã cố gắng vệ sinh sạch sẽ và mặc đồ thoáng mát, nhưng không hạn chế được điều này. Xin cho biết có thuốc nào điều trị được không?

Lê Thanh Hoa(Hà Nội)

Tăng tiết mồ hôi nách là bệnh rất nhiều người gặp. Mặc dù nó không gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng lại ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh. Việc điều trị tình trạng này chủ yếu là cải thiện điều kiện sinh hoạt (mặc các loại vải có tính thấm mồ hôi tốt, hạn chế ra ngoài trời nóng bức, không dùng các sản phẩm có chứa cafein)… hoặc dùng biện pháp xoa bột talc sau khi tắm để tránh mồ hôi thấm ra áo, chống bài tiết mồ hôi tại chỗ bằng muối nhôm 10-25%.

Một số thuốc như thuốc kháng acetylcholin - là thuốc chẹn beta giao cảm cũng có thể được cân nhắc dùng, nhưng thuốc không phù hợp cho người bị bệnh hen suyễn hoặc bệnh mạch máu ngoại vi. Các thuốc chẹn kênh calci, thuốc chống viêm không steroid và anxiolytics (chống lo âu) cũng có hiệu quả điều trị trong một số trường hợp.

Ngoài ra, người ta có thể sử dụng nguồn điện đưa ion qua da, thông qua hệ thủy phân để hạn chế tình trạng tăng tiết mồ hôi vùng nách hoặc can thiệp tại chỗ như tiêm botulinum toxintrong da, điều trị cho tăng tiết mồ hôi khu trú nách, bàn tay, bàn chân cũng có thể được bác sĩ lựa chọn điều trị.Phẫu thuật cắt bỏ tuyến mồ hôi nách là phương pháp điều trị tại chỗ nhằm loại bỏ tối đa các tuyến mồ hôi ở vùng nách, từ đó làm giảm tăng tiết mồ hôi ở vùng da này…

Như vậy, có rất nhiều cách để điều trị tăng tiết mồ hôi nách. Bạn nên đến các bệnh viện da liễu để được khám và tư vấn biện pháp điều trị thích hợp cho mình.

BS. Lê Quang Tiến

Hà Nội có nguy cơ mắc sốt xuất huyết cao nhất cả nước

Sốt xuất huyết xảy ra quanh năm do sự lây lan virus Dengue qua vết đốt của muỗi vằn. Đây là bệnh cực kì nguy hiểm, tại nước ta chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu. Bộ Y Tế khuyến cáo người dân cần nhanh chóng trang bị kiến thức và thực hiện ngay các biện pháp phòng bệnh.

Dịch bệnh sốt xuất huyết rất dễ lây lan nhất là đối với trẻ em

Thực tế diễn biến dịch bệnh sốt xuất huyết tại Hà Nội

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương đưa ra dự báo từ giờ đến cuối năm, cả nước sẽ thường xuyên xuất hiện bão và các cơn mưa bất chợt với số lượng nhiều hơn năm trước. Khu vực Hà Nội có khả năng ngập úng cục bộ do ảnh hưởng của mưa lũ, tình hình dịch bệnh càng trở nên nguy cấp.

Hà Nội là nơi tập trung đông dân cư với mật độ dân số trung bình của 12 quận là 11.220 người/km2, Đống Đa là quận có mật độ dân số cao nhất với 42.171 người/km2 (Nguồn: `Cổng Thông tin điện tử Chính phủ`), dễ hình thành các ổ dịch lớn đưa mầm bệnh lây lan nhanh trong cộng đồng, các cơ sở y tế trở nên quá tải và khó kiềm chế dịch bệnh.

Tình trạng quá tải tại các bệnh viện khiến dịch bệnh sốt xuất huyết có cơ hội bùng phát.

Tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết không ngừng tăng trưởng về quy mô và số lượng người mắc bệnh ở các quốc gia trên thế giới nói chung và các nước Đông Nam Á nói riêng. Tại nước ta, dịch bệnh có xu hướng giảm khi bước vào tháng 10. Nhưng riêng Hà Nội, thời kỳ cao điểm vẫn kéo dài đến tận tháng 11. Điển hình vào đầu tháng 10 năm 2017, trong khi cả nước đã phần nào kiểm soát được dịch bệnh thì Hà Nội vẫn phải đối phó với nguy cơ dịch bùng phát trở lại với số hộ gia đình có ổ bọ gậy lên tới 20% và mật độ muỗi gia tăng liên tục. Đây cũng là thời điểm Hà Nội vừa tiếp nhận lượng lớn học sinh, sinh viên về nhập học nên số ca mắc bệnh tăng cao hơn bao giờ hết. Tháng 11 năm 2017, Hà Nội mới chính thức đưa ra thông báo khống chế được dịch bệnh.

Người dân Hà Nội chủ động phòng chống sốt xuất huyết

UBND Thành phố Hà Nội và Sở Y tế Hà Nội cùng các đơn vị truyền thông đã thực hiện công tác chuẩn bị nhằm nâng cao nhận thức về bệnh và các phương pháp phòng bệnh cho người dân.

Sáng 17-3, 30 quận, huyện và thị xã thuộc Thành phố Hà Nội đã cùng ký cam kết không để bùng phát dịch bệnh sốt xuất huyết. Ngay sau đó, Thành phố đã phối hợp với các quận tổ chức ra quân dọn dẹp vệ sinh môi trường, xử lý các ổ bọ gậy phát sinh trong đầu năm. Tháng 6 vừa qua, Sở Y tế Hà Nội kết hợp cùng UBND huyện Thanh Trì phát động hưởng ứng “Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết”, đưa ra mục tiêu bảo vệ môi trường và sức khỏe cho người dân.

Hà Nội phát động phong trào phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

Trong tháng 7-2018, nhãn hàng Remos thuộc Công ty TNHH ROHTO-MENTHOLATUM (Việt Nam) phối hợp cùng Báo Sức Khỏe&Đời Sống thực hiện chuỗi chuyên đề sức khỏe “Phòng ngừa và xử trí bệnh Sốt xuất huyết & virus Zika” tại Hà Nội. Chuỗi chuyên đề sẽ đưa ra những kiến thức cần thiết và hướng dẫn người dân về các phương pháp phòng bệnh, tránh để xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Người dân cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp phun thuốc diệt muỗi tại địa phương, mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày, vệ sinh sạch sẽ nơi ở, loại bỏ các ụ nước trong nhà như bình hoa, rãnh nước, bể nước… ngăn muỗi sinh trưởng và phát triển.

Mỗi thành viên trong gia đình nên sử dụng các sản phẩm chống muỗi lên các vùng da hở mỗi ngày và khi sinh hoạt ở những khu vực nhiều muỗi như đi du lịch, cắm trại gần sông suối. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hoạt chất Diethyltoluamide (DEET) ở nồng độ 10 - 30% có hiệu quả xua đuổi muỗi trong thời gian dài (8-10 tiếng) và an toàn cho sức khỏe.

Khi phát hiện người thân hoặc chính mình có các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết, cần đến ngay bệnh viện hoặc các cơ sở Y tế uy tín để được điều trị kịp thời.

FDA phê duyệt thuốc đầu tiên trị bệnh đậu mùa

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ vừa phê duyệt TPOXX (tecovirimat), loại thuốc đầu tiên có chỉ định điều trị bệnh đậu mùa. Mặc dù Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố bệnh đậu mùa, một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gâytử vong đã bị loại trừ vào năm 1980, nhưng đã có những lo ngại lâu dài rằng bệnh đậu mùa có thể được sử dụng như một loại vũ khí sinh học.

“Để giải quyết nguy cơ khủng bố sinh học, Quốc hội Mỹ đã thực hiện các bước để cho phép phát triển và phê duyệt các biện pháp đối phó nhằm ngăn chặn các mầm bệnh có thể được sử dụng làm vũ khí. Sự chấp thuận của FDA ngày hôm nay cung cấp một mốc quan trọng trong những nỗ lực này. Ông Scott Gottlieb, ủy viên của FDA cho biết.

Trước khi loại trừ vào năm 1980, vi rút variola, loại siêu vi gây bệnh đậu mùa, chủ yếu lây lan qua tiếp xúc trực tiếp giữa người với người. Đây là bệnh nhiễm vi rút toàn thân với đặc điểm phát ban ở da. Bệnh bắt đầu đột ngột với sốt cao 400C, khó chịu, đau đầu, mệt lử, đau lưng dữ dội, có lúc đau bụng và nôn. Sau 2 - 4 ngày, nhiệt độ giảm và xuất hiện ban. Ban phát triển qua các giai đoạn nối tiếp nhau: dát (macula), sần (papula), mụn nước (vesicula), mụn mủ (pustule), sau cùng đóng vẩy và kết thúc vào tuần thứ 3, thứ 4 sau khi phát ban.

Do tổn thương của ban sâu dưới tầng tế bào sinh sản của thượng bì nên khi tróc vẩy đậu sẽ để lại sẹo, nhiều nhất ở mặt, được gọi là mặt rỗ. Thông thường sốt tăng cùng với sự tiến triển của ban đến mụn mủ. Ban xuất hiện trước tiên ở mặt, sau đó đến thân và chân tay. Ban tập trung mọc ở mặt, chân tay nhiều hơn ở thân. Người đã được chủng đậu trước đây, nếu bị nhiễm vi rút đậu mùa có thể không bị bệnh hoặc có biểu hiện triệu chứng toàn thân nhẹ, phát ban không điển hình và thường không có các giai đoạn tiến triển của ban.

Có 2 thể dịch tễ học lâm sàng của bệnh đậu mùa là bệnh đậu mùa nhẹ (alastrim) và bệnh đậu mùa nặng (smallpox). Thể bệnh nặng có tỷ lệ chết/mắc ở người chưa chủng đậu khoảng 15 - 40%. Tử vong có thể xảy ra sớm vào ngày thứ 2, thứ 3, nhưng bị chết nhiều trong tuần thứ 2. Khoảng 3% bệnh nhân nặng trong bệnh viện đã trải qua thời kỳ tiền triệu nghiêm trọng, bị kiệt sức, chảy máu ở da, niêm mạc, tử cung, bộ phận sinh dục, đặc biệt ở phụ nữ có thai. Những trường hợp bị chảy máu như vậy bị chết rất nhanh.

Virus gây bệnh đậu mùa

Các biến chứng của bệnh đậu mùa có thể bao gồm viêm não (viêm não), loét giác mạc (vết loét hở trên bề mặt rõ ràng, phía trước của mắt) và mù lòa.

Dù đã bị loại trừ hoàn toàn cách đây 38 năm, các mẫu bệnh đậu mùa hiện vẫn được lưu trữ tại Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) và Trung tâm nghiên cứu virus và công nghệ sinh học Nga.

CDC cho biết, nguy cơ của bệnh đầu mùa vẫn tồn tại vì một số quốc gia trong quá khứ từng đưa virus gây bệnh vào các loại vũ khí. Bệnh có thể bùng phát trở lại nếu số vũ khí này rơi vào tay các nhóm khủng bố hoặc những cá nhân có mục đích phạm tội.

Thuốc TPOXX, do công ty SIGA Technologies của Mỹ phát triển, nhận được sự phê chuẩn của FDA sau khi thực hiện nghiên cứu thành công trên động vật nhiễm vi-rút đậu mùa và những thử nghiệm lâm sàng về tính an toàn ở người khỏe mạnh. Quyết định phê chuẩn TPOXX được xem là một cột mốc quan trọng trong việc điều trị căn bệnh nguy hiểm này. Các tác dụng phụ thường gặp nhất là nhức đầu, buồn nôn và đau bụng.

Bảo Lâm

(FDA (7/2018))