Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Cấy chip an ninh siêu nhỏ lên người

Chíp điện tử dưới da biến con người thành “siêu nhân”?

Chàng siêu nhân (Cyborg) người Hungary Gabor Heims, 31 tuổi đã cấy chip điện tử dưới lớp da của bàn tay và do đó sở hữu khả năng phá các cánh cổng an ninh chỉ bằng cái phẩy tay. Theo đó, anh chàng hacker 31 tuổi chỉ cần chìa tay về phía một cảm biến, vô hiệu hóa nó để mở một cách cổng đã được khóa mã, giúp anh có khả năng đột nhập vào một khu vực hạn chế trong công ty. Sau đó, Gabor tiếp tục chứng minh khả năng phá cổng thần kỳ chỉ bằng một cái phẩy tay bằng cách vô hiệu hóa một hàng rào an ninh.

Một video được quay ở Szekesfehervar, Hungary cho thấy, chàng Cyborg đang được cấy chip điện tử vào tay trước khi biểu diễn khả năng phá khóa an ninh thần kỳ, phơi bày những lỗ hổng trong các hệ thống an ninh. Được biết, Cyborg đã cấy 2 con chip vào tay mình, một chip NFC tần số cao bên tay trái và một chip RFID tần số thấp ở tay phải.

Cyborg đang được cấy chip điện tử vào tay

Gần cả công ty cấy chíp an ninh và những mối lo

Theo Todd Westby, giám đốc điều hành của Three Square Market, công việc cấy chip không bắt buộc, không có hệ thống định vị toàn cầu GPS và nếu không muốn, nhân viên có thể yêu cầu gỡ bỏ chip dễ dàng. Thiết bị kết cấu khá đơn giản chỉ được mã hóa như thẻ tín dụng và gần như không thể bị đột nhập vì không được kết nối Internet. Khi có chip trên cơ thể, người mang thiết bị cũng không cần mang theo thẻ từ hay điện thoại di động để tiến hành nhận dạng như trước. Họ cũng dễ dàng thực hiện một loạt các nhiệm vụ văn phòng thông thường như mở cửa, sử dụng máy photocopy, đăng nhập máy tính, mua sắm ở căng tin, lưu trữ thông tin y tế.

Chíp an ninh siêu nhỏ

Nhân viên công ty vừa lưỡng lự và hào hứng trong lần đầu nghe về ý tưởng và cuối cùng đã có trên 70 trong tổng số 80 nhân viên của công ty đã đồng ý phương án này. Tuy nhiên, nhiều người hoài nghi tính bảo mật và quyền riêng tư của dự án. Mặc dù các con chip có thể không theo dõi vị trí của nhân viên bằng GPS, tuy nhiên thiết bị có thể cung cấp cho chủ lao động một lượng lớn dữ liệu về những gì nhân viên làm và hành vi ra sao: Họ thường nghỉ ngơi hay lui tới khu vệ sinh, loại đồ ăn nhẹ mà họ mua, chương trình giải trí họ thích …Những thông tin này nghe qua có vẻ như vô hại, nhưng hãy tưởng tượng một ngày nào đó chúng rò rỉ ra bên ngoài và có thể gây ra các vấn đề bất lợi cho bạn.

Một nhóm chuyên gia khác cho rằng, chẳng có gì có thể đảm bảo việc không xảy ra tình trạng những con chip trong tương lai có thể trở thành các công cụ gián điệp tinh vi, các thiết lập cho phép khống chế, điều khiển thần kinh và nguy hiểm hơn cả là lấy đi tính mạng người sử dụng bằng một cơ chế nào đó như thường thấy trong các bộ phim của Holywood hay truyện tranh Marvel. Nếu là bạn, bạn chọn cấy ghép chíp hay không. Nhiều người cũng bày tỏ quan ngại về một viễn cảnh không mấy sáng sủa khi công nghệ này có được sự phát triển cao hơn trong tương lai. Ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo đang có những bước tiến vượt trội hơn bao giờ hết, máy tính đang ngày càng thông minh hơn vì thế mối lo cũng lớn hơn.

Nguyễn Hưng- L.T

(Theo CNBC)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét